'Em chưa 18' thắng giải Bông Sen Vàng

Đăng lúc: 8:57 am, Ngày 29/11/2017

Sau khi phá kỷ lục phòng vé Việt, tác phẩm của đạo diễn Lê Thanh Sơn được vinh danh ở Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 20 diễn ra tại Đà Nẵng.

Bộ phim Em chưa 18 giành giải Bông sen vàng của hạng mục Phim truyện điện ảnh, đứng trên Cô hầu gái, Cha cõng con (cùng nhận Bông sen bạc), 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạyCô Ba Sài Gòn (cùng nhận giải thưởng Ban giám khảo). Bộ phim đạt doanh thu 175 tỷ đồng cũng mang về cho Kaity Nguyễn giải Nữ diễn viên chính xuất sắc.
 
DANH SÁCH CÁC GIẢI THƯỞNG TẠI LHP VIỆT NAM LẦN THỨ 20
 
Bông Sen Vàng:
Phim truyện điện ảnh: Em chưa 18 - đạo diễn Lê Thanh Sơn (Hãng phim Chánh Phương sản xuất).
Phim hoạt hình: Cậu bé Ma-nơ-canh (đạo diễn Phạm Hồng Sơn).
Phim khoa học: Một giải pháp chống xói lở bờ biển - đạo diễn Phùng Ngọc Tú (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương).
Phim tài liệu: Sống và kể lại - đạo diễn Nguyễn Hoàng Lâm (Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam).
 
Bông Sen Bạc:
Phim truyện điện ảnh: Cô hầu gái của đạo diễn Derek Nguyễn, Cha cõng con của đạo diễn Lương Đình Dũng.
Phim hoạt hình: Một lần đào ngũ, Sóc nâu đáng yêu (Hãng phim hoạt hình Việt Nam).
Phim tài liệu: Việt Nam thời bao cấp - đạo diễn Trần Thanh Hiệp và Ngày về - đạo diễn Nguyễn Thanh Hùng.
Phim khoa học: Nuôi cấy tinh tử trong điều trị vô tinh nam - đạo diễn Phạm Hồng Thắng (Điện ảnh Quân đội Nhân dân).
 
Giải thưởng của Ban giám khảo:
Phim hoạt hình: Truyền thuyết chiếc khăn PiêuSự tích Hoa phượng (Hãng phim Hoạt hình Việt Nam).
Phim khoa học: Thuyền biển Việt Nam (Trung tâm Phim tài liệu và Phóng sự, Đài Truyền hình Việt Nam). 
Phim tài liệu: Bảy Cồ - Đồng Tháp (Điện ảnh Quân đội Nhân dân), phim Kể tiếp chuyện hôm qua (Đài Truyền hình Việt Nam sản xuất).  
Phim truyện điện ảnh: 12 chòm sao: Vẽ đường cho yêu chạy của đạo diễn Vũ Ngọc Phượng và Cô Ba Sài Gòn của đạo diễn Lộc Trần và Kay Nguyễn.
 
Đạo diễn xuất sắc:
Phim truyện điện ảnh: Vũ Ngọc Đãng của Hot boy nổi loạn phần hai.
Phim tài liệu: Nguyễn Hoàng Lâm của Sống và kể lại.
Phim khoa học: đạo diễn Phùng Ngọc Tú của Giải pháp chống xói lở bờ biển.
Phim hoạt hình: đạo diễn Trịnh Lâm Tùng của Một lần đào ngũ.
 
Biên kịch xuất sắc:
Phim tài liệu: Cố Nghệ sĩ Ưu tú Đào Thanh Tùng (phim Thời bao cấp).
Phim khoa học: Lê Thị Thanh Bình phim Thuyền biển Việt Nam.
Phim hoạt hình: Hoàng Phương Thảo - Sông Đông (Cậu bé Ma-nơ-canh).
Phim truyện điện ảnh: Bùi Kim Quy - Lương Đình Dũng của phim Cha cõng con.
 
Nam diễn viên chính xuất sắc: Quý Bình (Bao giờ có yêu nhau)
 
Nữ diễn viên chính xuất sắc: Kaity Nguyễn (Em chưa 18)
 
Nam diễn viên phụ xuất sắc: Nhan Phúc Vinh (Đảo của dân ngụ cư)
 
Nữ diễn viên phụ xuất sắc: Hà Mi (Cô gái đến từ hôm qua
Nữ và Nam diễn viên chính xuất sắc.
 
Quay phim xuất sắc:
Phim tài liệu: Nguyễn Quang Tuấn (phim Lọc nước).
Phim khoa học: Dương Văn Huân - Nguyễn Tài Việt - Ngô Quý Dương - Nguyễn Xuân Chinh phim Khúc biến tấu của côn trùng.
Phim truyện điện ảnh: Lý Thái Dũng (Cha cõng con, Đảo của dân ngụ cư).
 
Thiết kế âm thanh xuất sắc:
Phim tài liệu: Nguyễn Đình Cảnh - phim Xuphanuvông với Việt Nam (Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam).
Phim khoa học: Nguyễn Vinh Khoa - phim Muốn về nhà (Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương).
Phim truyện điện ảnh: Franck Desmoulins - phim Cô hầu gái.
 
Họa sĩ thiết kế mỹ thuật xuất sắc:
Phim hoạt hình: Họa sĩ Nguyễn Thị Phương Hoa của phim Truyền thuyết chiếc khăn Piêu, nhóm họa sĩ phim Sóc nâu đáng yêu.
Phim truyện điện ảnh: Cô Ba Sài Gòn.
 
Âm nhạc trong phim hay nhất:
Phim hoạt hình: nhạc sĩ Nguyễn Chí Phong (Sóc nâu đáng yêu).
Phim truyện diện ảnh: nhạc sĩ Jerome Leroy của phim Cô hầu gái.
 
Phim truyện hay nhất do khán giả bình chọn: Yêu đi, đừng sợ của đạo diễn Stephen Gauger.
 
Giải thưởng Phim ASEAN (ASEAN Film Awards): 
Phim xuất sắc: Chú chim vàng của Singapore.
Đạo diễn xuất sắc: Đạo diễn Wicaksono Wisnu Legowo của phim Turah.
Nam diễn viên chính xuất sắc: Sivakumar Palakrishna (phim Chú chim vàng).
Nữ diễn viên chính xuất sắc: Mary Joy Apostol (phim Birdshot).
 
Tổng hợp

Đọc thêm các bài khác